Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên tiếng vụ tàu Philippines bị tàu Trung Quốc phun vòi rồng
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Lệnh cấm nhập khẩu uranium của Nga 'gây bão' trên thị trường năng lượng
    Tin Việt Nam
Lãnh đạo Việt Nam gửi điện thăm hỏi Campuchia sau vụ nổ kho đạn
    Tin Cộng Đồng
Nắng nóng kỷ lục tại nhiều bang của Ấn Độ
    Tin Hoa Kỳ
Mật vụ Mỹ lên kế hoạch bảo vệ trong trường hợp ông Trump bị giam giữ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
Lý Hải trở thành đạo diễn nghìn tỷ đồng
    Âm Nhạc
Danh tính nữ ca sĩ Việt may mắn gặp Rosé (Blackpink), lại còn chiêu đãi fan ảnh cam thường
    Văn Học
Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Kinh Tế
“Chiến tranh dầu mỏ” lại bắt đầu?
Quyết định không cắt giảm sản lượng của OPEC đã khiến giá dầu thế giới tiếp tục lao dốc sau khi đã giảm liên tiếp trong mấy tháng qua. Vì sao OPEC lại có cách ứng xử “lạ đời” này và những nước xuất khẩu dầu mỏ lớn đã và đang chịu ảnh hưởng từ giá dầu giảm như thế nào?

 


Phản ứng khác thường của OPEC

 

Kết thúc phiên họp toàn thể ngày 27/11 tại thủ đô Vienna (Áo), 12 thành viên của OPEC tuyên bố không cắt giảm sản lượng dầu mỏ hiện nay. Phát biểu sau hội nghị, Bộ trưởng Dầu mỏ Kuwait Ali al-Omair cho hay trần sản lượng của OPEC sẽ được giữ nguyên ở mức 30 triệu thùng/ngày, bất chấp sự dư thừa nguồn cung toàn cầu khiến giá dầu lao dốc trong mấy tháng qua. Mức 30 triệu thùng/ngày được OPEC ấn định cách đây 3 năm khi đó giá dầu là 100USD/thùng.

 

Ngay sau khi quyết định được công bố, giá dầu thô Brent đã giảm hơn 3USD xuống dưới 75USD/thùng, mức thấp nhất kể từ tháng 8/2010. Như vậy tính từ giữa tháng 6-2014 đến nay, giá dầu đã giảm 35%, do sự bùng nổ sản lượng khai thác dầu từ đá phiến ở Bắc Mỹ, cùng với sự tăng trưởng kinh tế chậm chạp ở Trung Quốc và châu Âu.

 

 


Bộ trưởng Dầu mỏ Arập Xêút Ali al-Naimi (phải) trả lời báo chí sau Hội nghị OPEC tại Vienne ngày 27/11

 

Quyết định của OPEC không gây ngạc nhiên vì trước đó 6 nước trong Hội đồng hợp tác vùng Vịnh (Arập Xêút, Kuwait, Các Tiểu vương quốc Arập thống nhất, Qatar, Bahrein và Oman) đã nhất trí sẽ không cắt giảm sản lượng. Bộ trưởng al-Omair của Kuwait tuyên bố nước này sẽ chấp nhận bất cứ giá dầu nào. Còn Bộ trưởng al-Naimi của Arập Xêút lý giải rằng, thị trường dầu sẽ tự ổn định nên việc cắt giảm là không cần thiết. Ngược lại, các nước nghèo hơn như Venezuela, Iran và Ecuador kêu gọi cắt giảm sản lượng để ổn định giá dầu do giá dầu sụt giảm đã tác động đáng kể đến nguồn thu ngân sách của họ.

 

Trong OPEC, chỉ có Arập Xêút, Kuwait và Các Tiểu vương quốc Arập thống nhất (UAE) là có thể tự ý giảm bớt số cung để làm giá; các nước khác như Algeria, Iran, Iraq, Libya, Nigeria và Venezuela đều cần tiền và cố khai thác để bán. Vì thế, số cung từ nhóm này khó giảm trong thời gian tới. Nhìn trên tổng thể thì người ta phải chú ý đến một sự thể khác. Chìm trong khói lửa và biến động từ hơn 10 năm nay, khu vực Trung Ðông có nhiều quốc gia như Iraq, Iran và Libya đang hồi phục lại khả năng sản xuất để kiếm tiền nhưng số cung của họ cũng có hạn. Chính là các nước Bắc Mỹ, như Mỹ, Canada và cả Mexico mới thật là nhà sản xuất có thể chi phối số cung.

 

Có 3 quốc gia trong OPEC hiện đang “bán phá giá” dầu. Arập Xêút, quốc gia cung cấp tới 1/3 lượng dầu cho thế giới và là thành viên có ảnh hưởng nhất OPEC cho rằng, với lượng dự trữ ngoại hối lớn, ước tính là 700 tỉ USD, họ có thể chống đỡ được nếu giá dầu tiếp tục giảm và hài lòng với giá dầu ở mức 80-90USD/thùng. Quốc gia vùng vịnh này cho rằng sự giảm giá dầu có thể nhằm vào việc hãm bớt đầu tư của các đối thủ cho việc khai thác dầu đá phiến ở Mỹ vốn rất đắt đỏ. Nói cách khác là để giữ thị phần dầu mỏ của họ. Iraq cũng đã tuyên bố hạ giá bán dầu, theo sau động thái tương tự từ Arập Xêút và Iran. Mới bắt đầu quay trở lại thị trường dầu mỏ thế giới sau những năm bị cấm vận đầy gian nan, Iran cũng vội vã tranh khách bằng cách hạ giá bán chấp nhận không có lời. Lý do mà các quốc gia này đưa ra là dù có giảm sản lượng dầu đi bao nhiêu cũng không thể hỗ trợ giá dầu khi nguồn cung ngoài OPEC đang tăng mạnh mà nhu cầu lại thấp.

 

OPEC không chỉ càng ngày càng suy giảm vai trò tác động tới chiều hướng biến động của giá dầu mà nội bộ tổ chức còn bị phân hóa sâu sắc. Arập Xêút thường hành động theo suy tính lợi ích riêng chứ không theo quyết định chung của OPEC. Với quyết định tiếp tục giữ nguyên sản lượng và bán dầu với giá thấp, Arập Xêút đã sa vào cuộc chơi không còn đường lùi trên thị trường.

 

Kẻ mừng người lo

 

Khi hàng được giá thì nhà sản xuất có lời và khi xuống giá thì người tiêu thụ thấy dễ thở. Vốn thiếu năng lượng, lại mới bị thiên tai đánh vào hệ thống điện nguyên tử, Nhật phải thường xuyên lo về hóa đơn mua dầu, nhất là khi kinh tế trải hơn 20 năm bị suy sụp. Ngày nay, Chính quyền của Thủ tướng Shinzo Abe vất vả tiến hành cải tổ cơ chế kinh tế xã hội đồng thời kích thích sản xuất để vượt khó. Đúng lúc này dầu thô sụt giá. Kết quả là hai mặt. Doanh nghiệp sản xuất bớt chi phí năng lượng. Giới tiêu thụ mua hàng rẻ hơn và nhiều hơn sẽ kích thích sản xuất. Nhưng hậu quả bất ngờ là nhờ dầu giảm giá mà kinh tế khó đạt tiêu chí giảm lạm phát 2%. Lý do rắc rối là chính quyền muốn bơm tiền kích thích và khuyến khích tiêu thụ khi nói trước là nên mua hàng mau mau vì giá sẽ tăng. Nếu lạm phát không lên tới 2% mà thế giới còn nguy cơ giảm phát, thì chính sách kinh tế của ông Abe, được gọi là “Abenomics” sẽ trở ngại.

 

Tại Ðông Á, dầu thô giảm giá là tin mừng cho một nước tiêu thụ lớn là Trung Quốc. Kinh tế Trung Quốc bị nhiều khó khăn cùng cực vì giá nhà và đầu tư về địa ốc hay xây cất đều sụt nên bám lấy hy vọng xuất khẩu để bù vào khoảng trống. Nhờ dầu thô sụt giá, sản phẩm xuất khẩu có thể rẻ và dễ bán hơn. Cũng nhờ giá dầu giảm mà các loại hàng như xe hơi, đồ điện gia dụng... sẽ rẻ hơn trong tương lai và góp phần nâng sức tiêu thụ nội địa như chủ trương của chính quyền Trung Quốc. Nhưng sự thể bên trong lại rắc rối hơn. Ba đại gia dầu khí là PetroChina, Sinopec và CNOOC đều đầu tư vào năng lượng tại nước khác và thành... nhà sản xuất nên sẽ mất lời khi dầu thô sụt giá.

 

Tại Ðông Nam Á, dầu giảm giá lại là tin vui. Nhiều chính quyền như Thái Lan hay Malaysia bớt tiền trợ giá xăng và khỏi bị dân kêu trong khi ngân sách cứ bội chi...

 

Các nước thiệt là những nhà xuất khẩu dầu lớn. Dễ bị tổn thương nhất là Venezuela, Iran và Nga. Nước có khả năng gục ngã đầu tiên có thể là Venezuela. Ngân sách của Venezuela dựa trên dầu ở mức giá 120USD/ thùng. Ngay cả trước khi giá giảm, nước này đã phải chật vật để trả nợ. Cùng với đó, dự trữ ngoại tệ giảm dần, lạm phát hoành hành và Venezuela đang phải chịu đựng tình trạng thiếu nhu yếu phẩm như bột và giấy vệ sinh. Iran cũng đang ở một vị trí khó khăn. Nước này cần dầu ở mức giá khoảng 140USD/thùng để cân bằng ngân sách với các chương trình chi tiêu lớn của cựu Tổng thống Mahmoud Ahmedinejad. Các lệnh cấm vận được thiết kế để ngăn chặn chương trình hạt nhân của Iran khiến nước này đặc biệt dễ bị tổn thương.

 

So với hai nước trên, Nga có thể có nhiều thời gian hơn. Mặc dù hơn một nửa nguồn thu ngân sách của Nga đến từ dầu khí và giá dầu giảm khiến kinh tế nước này càng thêm lao đao giữa lúc đang chịu áp lực từ các lệnh trừng phạt của phương Tây, nhưng Nga có thể có khả năng đối phó với mức giá hiện nay trong khoảng thời gian từ 18 tháng đến 2 năm nhờ nguồn dự trữ ngoại tệ dồi dào. Ngày 24/11, Bộ trưởng Tài chính Nga Anton Siluanov thông báo ước tính Nga bị thiệt hại mỗi năm từ 90 đến 100 tỉ USD do giá dầu. Trước tình trạng này, Nga đang cân nhắc cắt giảm sản lượng dầu để tăng giá. Theo ông Siluanov, Nga không có phương tiện kỹ thuật để nhanh chóng tăng hay giảm sản lượng dầu như Arập Xêút, song Moskva đang nghiên cứu "tính thiết thực của những biện pháp như vậy". Một trong những biện pháp khác đã được Moskva tiến hành trước đó là tìm cách ngăn chặn tình trạng thao túng giá dầu. Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 19/11 cho rằng việc giá dầu thế giới đi xuống đang gây thiệt hại cho nền kinh tế Nga và đây là một phần hệ quả của sự thao túng mang động cơ chính trị.

 

Giá dầu giảm đến khi nào?

 

Theo các chuyên gia, giá dầu thế giới sẽ ngừng giảm và bắt đầu tăng trở lại vào đầu quí 2/2015. Lý do là vì ở các nước mới trở lại thị trường dầu mỏ như Iraq, Lybia và Nigeria, vốn đang bán phá giá dầu, sẽ diễn ra bầu cử tổng thống. Khi ấy tình hình bất ổn an ninh tại các quốc gia này sẽ gia tăng do sự chia rẽ phe phái sâu sắc. Từ đó việc sản xuất dầu sẽ bị ngưng trệ và các nước này sẽ không thể duy trì mức dầu bán ra thị trường như hiện nay.

 

DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Giá vàng miếng SJC đạt đỉnh lịch sử gần 86 triệu/lượng (03-05-2024)
    'Gã khổng lồ' khí đốt Nga báo lỗ năm đầu tiên sau hai thập kỷ (03-05-2024)
    'Nóng' thuế thu nhập cá nhân tiếp thị liên kết: Làm sao để tránh vỡ nợ bởi thuế? (03-05-2024)
    Hủy phiên đấu thầu vàng sáng 3/5 (03-05-2024)
    Giá vàng hôm nay 2/5/2024: Giá vàng 'lùi bước', nhà đầu tư đã chốt lời, vẫn ở vị thế có thể tiếp tục tăng (01-05-2024)
    Giá tiêu hôm nay 2/5/2024, thị trường phản ứng trước lo lắng về nguồn cung sụt giảm và tình trạng găm hàng (01-05-2024)
    Vốn FDI thực hiện 4 tháng cao kỷ lục trong 5 năm (30-04-2024)
    Giá tiêu hôm nay 1/5/2024, thị trường trong nước tăng hơn 40% so với niên vụ trước, nhận định yếu tố có thể đẩy giá tiếp tục lên cao (30-04-2024)
    Nhật Bản siết chặt quy định về chuyển giao công nghệ chủ chốt ra nước ngoài (30-04-2024)
    Tài chính tiêu dùng sắp qua 'cơn bĩ cực'? (29-04-2024)
    Giá vàng hôm nay 30/4/2024: Giá vàng SJC biến động, bỏ xa giá thế giới, quý kim nhiều 'bà đỡ', dự đoán thời điểm sốc 3.000 USD/ounce (29-04-2024)
    Giá tiêu hôm nay 30/4/2024, quý I/2024, thị trường trong nước tăng cao nhất 7 năm, đời sống người trồng khấm khá hơn (29-04-2024)
    Bất động sản khu công nghiệp giúp khoản nợ xấu gần 8.000 tỉ đồng 'bốc hơi' (29-04-2024)
    Giá tiêu hôm nay 28/4/2024, bật tăng nhẹ, người trồng không ồ ạt bán ra, dự báo một năm khó khăn (27-04-2024)
    Lý do Ngân hàng Nhà nước hủy phiên đấu thầu vàng miếng (25-04-2024)
    Giá xăng dầu đồng loạt giảm, RON 95 mất mốc 25.000 đồng/lít (25-04-2024)
    Lãi suất tiền gửi tiết kiệm tăng nóng trở lại (25-04-2024)
    Đại biểu Quốc hội: Phải quản lý được khối lượng vàng giao dịch (25-04-2024)
    Phiên đấu thầu vàng lần 2 bị hủy do chỉ có một đơn vị tham gia (25-04-2024)
    Tỷ phú Phạm Nhật Vượng: Nghi ngờ năng lực của VinFast là không có cơ sở (25-04-2024)

Các bài viết cũ:
    Cuộc chiến giá dầu: Mỹ hại Nga hay OPEC hại Mỹ? (05-12-2014)
    Đại chiến dầu mỏ: Những ông hoàng Trung Đông vs. Tư bản Đá phiến Hoa Kỳ (04-12-2014)
    Chiếc áo không làm nên thầy tu (03-12-2014)
    Trực thăng tài chính (02-12-2014)
    Người Thụy Sĩ dìm giá vàng (01-12-2014)
    Kinh tế Việt Nam kém tươi sáng, xếp sau Lào và Campuchia về các chỉ số (30-11-2014)
    Các “ông lớn” nợ hơn 1,5 triệu tỉ đồng (28-11-2014)
    Giá dầu xuống mức thấp mới thúc đẩy triển vọng kinh tế châu Á (27-11-2014)
    Vai trò chi phối toàn cầu của Mỹ đang bị thách thức (26-11-2014)
    Việt Nam vướng bẫy thu nhập trung bình vì... kém sáng tạo (26-11-2014)
    Ông Abe tìm lối thoát cho kinh tế Nhật Bản? (24-11-2014)
    Trung Quốc hạ lãi suất và những tác động đến Việt Nam (23-11-2014)
    Người Mỹ càng già càng giàu (23-11-2014)
    Cuộc chơi mới của ông Abe (21-11-2014)
    Có món nợ còn lớn hơn cả... nợ công? (20-11-2014)
    Những thân phận bị bỏ quên sau nỗi ám ảnh GDP (18-11-2014)
    Việt Nam nhập siêu từ Trung Quốc: Mình kém, họ cao tay? (17-11-2014)
    Con ốc vít và chuyện không hề nhỏ của nền công nghiệp Việt Nam (17-11-2014)
    Bế tắc của một bộ luật hay bế tắc của tư duy? (15-11-2014)
    Bí mật phía sau thủ đoạn lập "công ty sân sau" rút tiền Nhà nước (14-11-2014)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152861184.